Organic Cotton là gì? Bạn đã biết gì về loại vải này?

Bởi
Vải
Cập nhật: 12/12/2023 10:35 am
Đã đăng: 23/03/2021 11:09 pm

Vải sợi cotton (bông) thường được gọi là “chất liệu của đời sống”, loại chất liệu này chiếm đến hơn 50% nhu cầu sợi trên thế giới. Rất nhiều quần áo chúng ta mặc hàng ngày được làm từ sợi cotton, đấy là còn chưa kể đến các đồ dùng cho trẻ em như tã, chăn gối và nhiều đồ dùng trong nhà khác. Cotton còn là chất liệu yêu thích của những người làm ngành may mặc để tạo nên những chiếc áo thun độc đáo.

Tuy nhiên, xu hướng mua sắm những năm gần đây, người tiêu dùng (chủ yếu các nước giàu) đang dần yêu cầu cao hơn và chuyển dịch dần sang chọn các sản phẩm xanh, bền vững và an toàn. Và tiêu chuẩn sợi Organic Cotton có thể ra đời từ những nhu cầu trên. Vậy ta cùng tìm hiểu loại chất liệu này nhé.

© Sưu tầm

Vải organic cotton là gì?

Nếu bạn từng nghe khái niệm organic food – thực phẩm hữu cơ, thì organic cotton chính là sợi bông hữu cơ. Đây là loại vải được sản xuất tiêu chí văn minh mới trong ngành công nghiệp may mặc, thân thiện với môi trường và sức khỏe. Sợi bông được canh tác hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất kỳ các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hạt giống biến đổi gien (GMO) trong quá trình nuôi trồng đến khi kéo sợi. Phương pháp này cũng đòi hỏi chỉ sử dụng phân bón vi sinh ủ từ thực vật hoặc phân động vật nhằm giảm thiểu tối đa tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường, nguồn nước và cả sức khỏe người mặc. Tất cả quá trình được giám sát cực kỳ nghiệm ngặt bởi một tổ chức Global Orgnanic Textile Standard (GOTS).

Từ xưa đến nay, cotton luôn là chất liệu được sử dụng nhiều nhất thế giới, với hơn 27 triệu tấn/năm. Thế nhưng cây bông tiêu thụ một số lượng rất lớn thuốc trừ sâu và phân hóa học(chiếm 17,5% thuốc trừ sâu thế giới), gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. Đã có hàng ngàn nông dân đã chết vì tiếp xúc với các hóa chất này mỗi năm ở những nước đang phát triển. Chính vì vậy, tại các nước phát triển bắt đầu hướng đến việc sản xuất vải cotton organic để bảo vệ sức khỏe của mình và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Các sản phẩm vải organic cotton (bông hữu cơ) được quản lý bởi hiệp hội quốc tế và chuyên sử dụng để may quần áo xuất khẩu cho các nước phát triển, nơi người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường (hầu hết là ở Mỹ và một số nước Châu Âu). Tuy nhiên, sản xuất vải organic phải đi kèm với thuốc nhuộm tốt, hệ thống xử lý nước thải không gây ô nhiễm môi trường và đạt được sự đồng bộ cao.

Organic Cotton hiện được trồng ở đâu?

Theo số liệu báo cáo của tổ chức Textile Exchange Organic Cotton Farm & Fiber năm 2011, bông hữu cơ hiện chiếm 0,7% sản lượng bông toàn cầu. Đã có khoản 219.000 nông dân trồng loại sợi này ở 20 quốc gia: Syria, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Tanzania, Ai Cập, Mali, Kyrgyzstan, Peru, Pakistan, Uganda, Burkina Faso, Benin, Paraguay, Israel, Tajikistan, Brazil, Nicaragua và Senegal…

Tính đến tháng 9 năm 2019, ở Úc không còn ai trồng bông hữu cơ nữa. Việc trồng bông hữu cơ ở Úc hiện nay dường như không khả thi về mặt thương mại do khí hậu không phù hợp. (nguồn: cottonaustralia.com.au)

Quy trình sản xuất sợi vải bông hữu cơ

  • Thu hoạch cây bông được trồng hữu cơ – quá trình thu hoạch sẽ được chia thành 3 giai đoạn đảm bảo chất lượng bông tương đồng.
  • Tinh chế sợi bông thô – bông hữu cơ được thu hoạch sẽ mang xé và phân tác. Bông sau xử lý thô sẽ được mang đi nấu để loại bỏ các tạp chất như nito, acid hữu cơ, màu tự nhiên.
  • Tinh chế sợi bông – hòa tan bông hữu cơ bằng dung dịch hóa chất có thể quay vòng. Hỗn hợp xơ bông hữu cơ sẽ được đưa qua máy đùn ép để tác hóa chất hữu cơ và kéo thành sợi organic cotton.
  • Dệt vải – sợi organic cotton sẽ được dệt theo các chiều khác nhau, tạo vải cotton. Vải cotton sẽ được mang tẩy trắng, thuận lợi cho quá trình nhuộm màu.
  • Sợi vải organic cotton sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt trong toàn bộ quá trình sản xuất, từ bước trồng bông nguyên liệu đến vải sợi cotton thành phẩm. Chứng nhận GOTs sẽ đánh giá phương pháp và nguyên liệu sản xuất sợi vải organic cotton tiêu chuẩn.
© aboutorganiccotton.org

Ưu điểm và Nhược điểm

Vải organic mang nhiều ưu điểm tuyệt vời và còn là chất liệu khá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Nó có thể được sử dụng để đan dệt thành nhiều loại vải có độ dày mịn khác nhau, sử dụng để may hầu hết các loại trang phục cần thiết cho đời sống.

Ưu điểm:

  • Thân thiện môi trường: Vải organic được làm hoàn toàn từ sợi cotton hữu cơ từ thiên nhiên, nên rất thân thiện với môi trường. Vải cotton có thể tự phân hủy và còn là nguồn tài nguyên tái tạo được, nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
  • Độ bền cao: Cấu tạo của vải cotton có độ bền khá cao, chịu được sự giặt giũ thường xuyên, hơn thế nữa vải cotton khá nhẹ, nhanh khô và dễ ủi phẳng sau khi sử dụng.
  • Thân thiện với làn da: Vải organic cotton rất phù hợp với làn da nhạy cảm, nên được sử dụng phổ biến để may quần áo cho trẻ em, trẻ sơ sinh và đồ lót.
  • Giữ mùi thơm và cầm màu tốt: Đặc biệt vải cotton có khả năng cầm màu rất tốt, đồng thời mùi thơm nước xả trên vải cũng lưu lại lâu hơn, khiến cho quần áo may bằng vải này luôn mới, sáng đẹp và thơm tho.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi tốt: Vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi rất mạnh mẽ, thoáng khi, giúp làn da có thể “thở” dễ dàng, đem đến cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc.

Nhược điểm:

  • Giá cao: Giá thành các sản phẩm làm từ vải organic cotton khá cao.
© Sưu tầm

Ứng dụng vải organic cotton trong thực tế

  • Trong may mặc: Vải bóng cào được sử dụng phổ biến để may quần áo thời trang nam nữ, trẻ em, đồ cho trẻ sơ sinh.
  • Trang trí nội thất: Ngoài ra, vải bông hữu cơ còn được dùng để làm chăn drap gối nệm, rèm cửa, bọc ghế,… Tạo nên không gian nội thất sang trọng

Nói thêm về việc ứng dụng loại chất liệu này ở Việt Nam: nước mình không trồng bông được, hầu hết là nhập khẩu, nhu cầu người dùng thực sự khá thấp, bạn rất khó tìm loại nguyên liệu vải này trên thị trường, hoặc phải đặt từ nước ngoài. Hiện nay cũng có vài thương hiệu có giới thiệu về loại vải này nhưng giá thành rất cao cũng chỉ phù hợp một số đối tượng khách hàng nhất định.

Cách bảo quản vải organic cotton

Thật ra cách bảo quản vải cotton organic cũng tương tự như cách bảo quản của vải cotton. Để giúp sản phẩn quần áo may bằng vải cotton organic luôn sáng đẹp thì cần lưu ý một số cách bảo quản sau đây:

  • Mặc dù vải cotton có độ bền cao, nhung khi giặt quần áo may bằng vải cotton ở nhiệt độ trên 40 độ C thì vải rất dễ bị giãn, ảnh hưởng đến form quần áo.
  • Vải cotton rất mềm mại, ít nhăn, tuy nhiên khi ủi ở nhiệt độ trên 180 độ C thì sẽ bị giảm khả năng đàn hồi, làm vải bị cứng, nhanh hỏng.
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh, nên giặt ngay sau khi sử dụng để tránh lưu lại hồ hôi.
  • Nên lộn trái quần áo khi phơi, hạn chế phơi ngoài nắng gắt.

Bài viết này được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Dongphucsongphu.com, Greenyarn.vn, Organic Cotton Plus... và một số tài liệu khác.

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.