11 loại vải bền vững thân thiện với môi trường

Bởi
Bền vững, Vải
Cập nhật: 19/10/2022 1:07 pm
Đã đăng: 25/10/2022 8:00 am

Đi cùng việc sản xuất thời trang nhanh với tốc độ cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất sử dụng vào các vật liệu tổng hợp nguyên sinh có giá thành rẻ và sản xuất nhanh. Tuy nhiên, những loại vải này (polyester, nylon hoặc acrylic) phải mất hàng thập kỷ hoặc hơn để phân hủy.

Đã đến lúc chậm lại để xem xét kỹ hơn các nhãn quần áo và đưa ra lựa chọn hợp lý và bền vững nhất cho phong cách sống và tủ quần áo của mình.

Các loại vải bền vững thường được làm từ vật liệu tự nhiên hoặc tái chế, nhằm mục đích giảm thiểu tác hại thông qua quá trình sản xuất, đặc tính của sợi hoặc tác động môi trường tổng thể. Những loại vải này cũng có thể góp phần giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nước, giảm lượng khí thải carbon và tái tạo đất. Tuy nhiên, không có một loại vải nào hoàn toàn bền vững – tất cả các vật liệu đều yêu cầu tài nguyên để sản xuất.

Vải Sợi Tre

Tre là một loại cây trồng tái sinh, phát triển nhanh, không cần bón phân và thường được coi là một vật liệu bền vững khi được xử lý cơ học (còn được gọi là lanh tre hoặc xơ libe).

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về sự thiếu minh bạch xung quanh các phương pháp thu hoạch và khai thác đất, chế biến hóa học. Khi được làm đúng cách, vải sợi tre có khả năng thấm hút, tạo cảm giác thoải mái và hút ẩm đáng kinh ngạc, khiến nó trở thành một sản phẩm được yêu thích với các thương hiệu bền vững.

Linen

Vải linen được làm từ sợi cây lanh, có thể trồng mà không cần phân bón và được trồng ở những nơi mà hầu hết các loại cây trồng khác không thể phát triển mạnh. Cây lanh cũng có thể được sử dụng toàn bộ (hạt, dầu và cây trồng). Vật liệu tự nhiên này cũng có thể phân hủy sinh học – miễn là loại bỏ các hóa chất gây ô nhiễm trong quá trình này. 

Vải linen có nguồn gốc thiên nhiên nên chắc chắn được đảm bảo về độ an toàn cho da và thân thiện với môi trường. Chúng có khả năng thấm hút nhanh và bay hơi nhanh nên rất được ưu ái cho các trang phục mùa hè. 

Polyester Tái Chế

Polyester tái chế từ các chai nước nhựa đã qua sử dụng, được chia nhỏ thành sợi. Vải tái chế giúp ngăn nhựa khỏi bãi chôn lấp mất tới 1000 năm để phân hủy trong môi trường và có thể tái chế nhiều lần. 

Vải Polyester tái chế từ chai nhựa cũ không chỉ mang đủ ưu điểm về tính năng như sợi Polyester truyền thống mà còn có ý nghĩa tích cực với môi trường và có thể tái chế liên tục nhiều lần mà không suy giảm chất lượng.

Vải Tái Chế Econyl®

Econyl® được Aquafil giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011; ngày nay nó là một lựa chọn thay thế phổ biến cho nylon nguyên sinh vì nó được làm từ chất thải nilon tái sinh. Có nguồn gốc từ nhựa công nghiệp, vải phế thải và lưới đánh cá, loại nilon cao cấp này trải qua một quy trình khép kín trong sản xuất, tiết kiệm nước và giảm thiểu chất thải. Tuy nhiên loại vải này không hoàn toàn thân thiện với môi trường bởi nó vẫn có thể thải ra các hạt vi nhựa.

Vải Hemp

Vải hemp được dệt từ cây gai dầu. Vải hemp là một trong những loại vải vô cùng thân thiện với môi trường, do khi chúng ta trồng cây gai để dệt vải hemp chúng không cần thuốc diệt cỏ, kiểm soát sự ăn mòn của đất và sản sinh khí oxy. Sức bền (sức căng) của sợ vải hemps gấp 8 lần so với sợi bông, vải hemp từng được làm buồn & căng dây thừng cho hải quân – một loại vải đa năng và rất bền.

Loại vải này không gây dị ứng hay kích ứng cho da vì nó hoàn toàn tự nhiên lại chống nấm mốc.

Vải hemp là một trong những loại vải đắt nhất thế giới nên ít được tiếp cận với mọi người hơn.

Cotton Hữu Cơ

Cotton hữu cơ được sản xuất mà không có bất kỳ loại thuốc trừ sâu độc hại, phân bón tổng hợp hoặc hạt giống biến đổi gen (GMO). Cotton là nguyên liệu có khả năng tự phân hủy tự nhiên, bên cạnh đó vải organic cotton có quá trình sản xuất an toàn, hạn chế tối đa lượng hóa chất độc hại thải ra môi trường. Vải cotton hữu cơ sử dụng hóa chất thân thiện trong quá trình xử lý vải nên rất phù hợp với làn da nhạy cảm, đặc biệt thường được sử dụng phổ biến các sản phẩm cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Sợi hữu cơ chất lượng thường đạt một trong các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế:

Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu – Global Organic Textile Standard (GOTS)

Tiêu chuẩn thành phần hữu cơ – Organic Content Standard (OCS)

Vải Giả Da Piñatex 

Được phát triển lần đầu tiên vào năm 2017 bởi công ty Ananas Anam. Vật liệu sử dụng lá dứa, một vật liệu thường bị đốt hoặc để tự phân hủy sau khi thu hoạch. Ước tính có khoảng 40.000 tấn chất thải từ lá dứa được tạo ra trên toàn cầu mỗi năm.

Người ta tách các sợi trong lá dứa và kết chúng lại với nhau thành một loại vải không dệt có thể được sử dụng cho quần áo, giày dép hoặc đồ nội thất.

Vải Modal

Modal là một loại vải dệt bán tổng hợp được làm từ bột gỗ nhưng chủ yếu là của cây sồi. 

Cây sồi thuộc nhóm thân gỗ cổ thụ có khả năng kháng sâu bọ rất tốt nên trong quá trình chăm bón không cần phải bổ sung phân bón, thuốc trừ sâu. Vì thế, rất thân thiện với môi trường

Đặc trưng của chất vải modal là khả năng co giãn tốt, chất vải mềm mịn, dễ dàng hút ẩm. Hơn thế nữa, một đặc tính nổi bật mà chỉ có chất vải này sở hữu chính là khả năng kháng khuẩn cao. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm được thiết kế từ loại vải này, như quần áo, chăn ga gối đệm..

Tencel / Lyocell

Vải Tencel (hay còn được gọi là Lyocell) là loại vải sinh học được đánh giá an toàn và thân thiện với môi trường nhất trên thị trường hiện nay. Tencel hoàn từ được sản xuất từ cellulose có trong bột gỗ như cây bạch đàn. 

Quá trình sản xuất sợi Tencel sẽ hoàn toàn vô hại với con người, không hề gây độc hại tới môi trường cũng như người dùng, những dung môi oxit amin trong đó hoàn toàn có thể tái sử dụng nhiều lần.

Lụa

Tơ lấy từ những con tằm chỉ sống bằng lá cây dâu tằm, có khả năng chống ô nhiễm và dễ trồng. Để sản xuất vải lụa tơ tằm chất lượng cao, người thợ cần trải qua quá trình sản xuất vô cùng nghiêm ngặt. 

Vải lụa có trọng lượng nhẹ, thoáng mát hơn các loại vải khác. Có độ bóng tạo cảm giác nhẹ nhàng cho người sử dụng. Ngoài ra vải còn có độ bền cao. 

Len

Len có thể là một loại vải bền vững, tùy thuộc vào cách nó được sản xuất. Trước đây hầu hết vải len được làm từ sợi tự nhiên và có nguồn gốc từ lông của một số loại động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà.. Ngày nay, vải len còn được sản xuất từ một số loại sợi tổng hợp như poly, acrylic…

Đọc nhãn quần áo là một trong các giải pháp giúp bạn sống bền vững. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào tính minh bạch của các công ty thời trang. Hi vọng rằng, mỗi chúng ta sẽ cùng cố gắng để Trái đất của chúng ta xanh-sạch-đẹp hơn.

Nguồn: Her.vn
Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.