Việt Nam không có xưởng in áo tự động

Bởi
YAT News
Đã đăng: 01/03/2023 12:59 pm

Câu nói này mình đã khẳng định cách đây 5 năm, và bây giờ vẫn vậy. Muốn kiếm tiền online từ việc in áo không lưu kho, hay chỉ thiết kế và bán hàng thôi, còn lại xưởng lo,… là một khái niệm viễn vông! Tại sao vậy?

Sau đây là chia sẻ trải nghiệm từ chính founder của YAT, anh Alex.

© YAT

Nhận định này: Đúng

Giai đoạn: khởi nguyên

Mình tham gia vào lĩnh vực in áo vào năm 2017, đây cũng là thời điểm mình nghiên cứu tìm tòi và viết bài về in áo hăng say nhất, vì trên thị trường chả có ai viết, hoặc có mấy ông có vài chiếc máy in độ thuê người viết nhảm nhí để làm SEO.

Cái mình tìm là in DTG – đây là công nghệ in mực nước trực tiếp lên vải, kỹ thuật này khá mới thời điểm đó, hầu hết các xưởng in tự động hay theo yêu cầu trên thế giới là kỹ thuật này. Để có thể làm tự động bắt buộc cần đến kỹ thuật này, vì chỉ có nó mới có thể hỗ trợ: 1 cái áo cũng in.

Ở Việt Nam không làm DTG, họ chỉ có in lụa, in decal và in chuyển nhiệt. Khái niệm in DTG quả thật lúc ấy chưa phát triển mạnh, có vài đơn vị như Startee hay Aothun.vn có đầu tư máy in cỡ trung nhưng quá trình vận hành cũng đau thương lắm.

Thị trường lại rộ lên phong trào in máy chế – loại máy in giấy được độ phần khung bên dưới để in áo. Giá rẻ, dễ đầu tư, cũng kha khá bạn mua về làm in thử và rồi… Những chiếc máy được chế tạo để in giấy, chúng ta cải tạo lại thành in áo thì kiểu gì mà chẳng hư vặt, nghẹt mực, lem mực, phần mềm không phản hồi,… Thợ độ ở Việt Nam mình đâu có thần thông bằng các pháp sư Trung Hoa đâu. Nhất là phần mềm – phần mềm vận hành cũng là đồ crack!.

Lòng vòng mấy năm thị trường cũng phát triển xíu nhưng cũng: đầu tư máy in, nhận đơn in qua zalo, facebook, thương lượng, in xong nghe phàn nàn. –> chu trình lặp lại. Có khác chăng giờ là máy in đã xài tới chính hãng, máy in mực in phải nhập khẩu cắn răng mua bằng usd, mực in giờ là loại chất lỏng đắt hơn máu.

Nhưng… vẫn chả có xưởng nào muốn làm phần mềm quản lý. Không có phần mềm thì không làm tự động được. Việc nuôi một con máy in hơn 1 tỷ vnd đã là một vấn đề đau đầu rồi. Phần mềm gì tầm này, còn chưa nói in áo cần phải có áo phôi nguyên liệu, thợ tay nghề cao, môi trường vận hành nữa.

Giai đoạn: mới phát triển

Đã có những doanh nghiệp hay startup thấy vấn đề này, cho đó là dự án tiềm năng có thể hái ra tiền. Và một số startup công nghệ ra đời, làm platform quản lý in áo, điển hình là:

  • Printub: platform bán áo đầu tiên và cũng là đầy đủ tính năng nhất, mỗi tội mindset áo chất lượng thấp, không làm chủ được nguồn sản xuất.
  • Ranus: mô hình phần mềm tiềm năng, làm 2 năm rồi vẫn chưa ra beta. Không biết khi nào anh ấy mới chịu lớn đây.
  • Gecko: cũng là mô hình platform từ thời kỳ đầu, có khi sớm hơn Printub. Đã có lượng khách nhất định, app như tính năng hỗ trợ thêm.
  • CoolxPrint: anh bạn Coolmate chuyên bán sịp nam cũng nhảy vào mảng in này. Nhưng còn sơ khai chưa đầu tư mạnh.
  • Còn nữa mà YAT chưa biết đến.
  • Phần còn lại mô hình kiểu: tui đầu tư nên tui in phục vụ brand của tui.

Điểm chung các platform là không có xưởng in, còn các xưởng in thì không có platform. Hai anh này chưa bao giờ có được tiếng nói chung, đến bây giờ. Xưởng in thì không chịu đầu tư áo phôi, còn platform thì không đủ nguồn lực lo luôn mảng áo phôi. Còn anh bán áo thì chỉ thích bán áo trơn có tiền ăn liền.

Nhận định này: Sai

Việt Nam mình ngành may nổi tiếng là may đẹp, thế giới khá chuộng. Đi đôi với may thì ngành in trên vải sẽ phát triển theo, vì vậy nhận định Việt Nam không có xưởng in áo tự động là sai nha. Họ có thể làm được chỉ là không nói cho YAT nghe thôi.

  • Để làm một platform chạy ổn, 1-2 tỷ chả đáng là bao, ngân sách tính năng nó phụ thuộc vào tư duy của startup, nên để tạo ra 1 platform hay phần mềm có thể điều khiển được: đơn hàng -> xưởng in -> vận chuyển -> thanh toán tự động. Một bài toán khó.
  • Đã đầu tư tiền tỷ và sử dụng nguồn lao động chất xám công nghệ cao thì dại gì làm bán hàng trong nước, bán toàn cầu lụm usd ngon hơn.
  • Còn có những nơi có máy in lớn, phần mềm quản lý loại tốt, nhưng họ là quy trình khép kín, chỉ gia công cho khách nước ngoài. Hầu hết là một bộ phận trong các nhà máy may.

Vì vậy platform bán áo mình cũng có kha khá đó nhưng nó tập trung bán khách hàng toàn cầu như Shopbase, Gearment, Merchize… Thị trường Việt Nam biên lợi nhuận và khách hàng không đủ bù vào chi phí vận hành.

Bạn có sẵn sàng bỏ $12 mua 1 chiếc áo thun không? Có và không! Có vì nó đẹp quá phải mua, không vì trên shopee có thằng sẵn sàng bán chiếc áo thun giá 40.000 đó.

Lời kết

Mình viết nội dung nước đôi thế này cũng phần nào hữu ích cho các bạn muốn làm dropship. Các bạn muốn drop thì cũng được thôi, khoai tí xíu, làm kiếm thêm vì công sẽ làm nhiều hơn bạn nhận lại. Cũng có vài platform tiềm năng như Ranus, Printub, nhưng nó quá ít để lựa chọn.

Để bán áo thun ở Việt Nam thì gạch chữ tự động đi và bán kiểu truyền thống, nâng cấp một tí là bán hàng online. Lúc này bạn sẽ cần làm việc với mấy dịch vụ kiểm định như của YAT, khi cần đến in ấn cho doanh nghiệp hoặc làm hàng cho local brand.

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.